''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược

Cập nhật lúc : 10:51 09/11/2021  

Kê hoạch chiến lược

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG TH TÂN MỸ

 

     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 20a /KH-THTM

Phong Mỹ, ngày 15 tháng 9 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN MỸ

GIAI ĐOẠN 2020-2025

 
   

 

            - Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019,

            - Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 và những năm tiếp theo;

            - Căn cứ Thông tư số 28/2010/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

- Căn cứ Nghị quyết số 29, Khóa XI của BCH TW Đảng vể “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”;

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Mỹ lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025;

            Trường Tiểu học Tân Mỹ triển khai kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 như sau:

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

I. Khái quát tình hình kinh tế -xã hội của xã Phong Mỹ

            Xã Phong Mỹ nằm phía tây tây bắc huyện Phong Điền, là xã niềm núi cách trung tâm huyện 12km; tổng diện tích tự nhiên gồm 393,61ha, tổng số dân là 4650 khẩu với 2400 hộ (tính đến tháng 12 năm 2014), được chia thành 10 thôn, bản, mật độ dân cư sinh sống phân bố không đồng đều. Mạng lưới giao thông thuận lợi, đi lại dễ dàng. Mạng lưới thông tin và giáo dục tương đối phát triển, đời sống kinh tế phát triển.

            Kinh tế phát triển theo cơ cấu nông nghiệp, cây công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; 85% số dân sống bằng nông nghiệp, 15% kinh doanh thương mại – dịch vụ. Tiềm năng kinh tế là phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây cao su và trồng rừng.

            Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã đã điều hành cụ thể trên từng mặt công tác, từng lĩnh vực kinh tế - xã hội; cùng với các cơ quan khối đoàn thể động viên tinh thần của toàn dân thi đua lao động sản xuất để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu KT-XH đã đề ra phấn đấu đạt xã Nông thôn mới vào năm 2020.

            1. Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục

Đảng ủy và chính quyền địa phương xã Phong Mỹ rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn, cụ thể đối với Trường tiểu học Tân Mỹ:

 - Quan tâm đầu tư cho trường một diện tích đất rộng lớn với diện tích 11.768,5 m2, trường nằm trên địa bàn thôn Tân Mỹ, trung tâm của 04 thôn, bản nên thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón học sinh hằng ngày.

            - Cơ sở vật chất trường khang trang, 18 phòng học, trong đó 16 phòng được xây dựng tầng hóa vốn nhà nước và vốn nông thôn mới; 02 phòng cấp 04.

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, trường đã thành lập Chi bộ riêng từ tháng 3/2003 nên thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các hoạt động dạy và học trong nhà trường một cách có hiệu quả.

            - Quan tâm, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối kết hợp cùng đơn vị trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; công tác PCGDXMC, công tác huy động, vận động học sinh đến lớp, chăm sóc và giáo dục học sinh trên địa bàn đạt hiệu quả.

2. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:

            Đời sống của người dân tiểu học Tân Mỹ những năm gần đây tương đối ổn định. Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em và đã phối hợp rất tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

            - Phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh và chỉ bảo con em học tập tốt.

            - Quan tâm cho trẻ đúng độ tuổi đến trường, duy trì việc chuyên cần học tập  của con em, nhiều năm liền nhà trường không có học sinh bỏ học.

            - Chi hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên sinh hoạt định kỳ, phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện việc giáo dục học sinh, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tham gia tốt các phong trào trong nhà trường và ngành tổ chức.  

 Đời sống nhân dân có cải thiện nhưng sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn nhiều, nhiều phụ huynh làm ăn xa, học sinh thuộc diện mồ côi cha hoạc mẹ khá nhiề, để con cho ông bà chăm sóc, điều này ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Một số phụ huynh học sinh, nhiều gia đình còn khoán trắng việc học tập của con em cho nhà trường. Vấn đề này cũng tác động đến nhận thức học tập của học sinh trong trường. 

            II. Thực trạng của nhà trường

            1. Quy mô trường lớp

  Tr­ường Tiểu học Tân Mỹ được thành lập năm 1991. Trước đây là trường cấp 1-2 Phong Mỹ sau đó tách ra thành 03 trường; Cấp II Phong Mỹ, cấp I Hòa Mỹ và cấp I Tân Mỹ.

Năm học 2020-2021, toàn trường có 10 lớp, có 161/211 học sinh đều được học 2 buổi/ngày chiếm 76,3 %..

Bảng 1 - Thống kê tình số  lớp, số học sinh năm 2020-2021

Stt

Khối

Số lớp

Tổng số

HS

Nữ

Khuyết tật

HSDT

Ghi chú

1

Một

2

39

17

 

16

Học 2 buổi

2

Hai

2

42

19

 

07

Học 2 buổi

3

Ba

2

41

16

02

13

Học 2 buổi

4

Bốn

2

50

26

 

14

 

5

Năm

2

38

21

01

13

Học 2 buổi

TC

05

10

211

99

03

63

08 lớp

            *Ưu điểm

             - Sĩ số học sinh trên lớp 21 học sinh. giáo viên đứng lớp thiếu nên hợp đồng 03 giáo viên ( 02 GV 1.1, 01 GV tin )

            - Công tác tuyển sinh tại trường hằng năm được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và đảm bảo chỉ tiêu cấp trên giao, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 thực hiện 100%.

 * Hạn chế

            Số học sinh DTTS càng ngày càng đông, lớp học 2 buổi/ ngày đạt 80% .

            2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Bảng 2 - Thống kê tình hình đội ngũ CB,GV,NV năm học 2020 -  2021

Số lượng

Tuổi đời

Tuổi nghề

Trình độ

Tổng số

BGH

GV

NV

<30

30-45

>45

<5

năm

5-10 năm

> 10 năm

ĐH

THSP

sơ cấp

24

2

18

4

0

13

11

3

1

20

14

7

01

02

 Nữ

0

10

3

0

9

4

2

1

10

8

4

01

 

Bảng 3 - Thống kê cơ cấu  đội giáo viên năm học 2020-2021

CBQL

TPT

Giáo viên

TS

Tiểu học

Thể dục

Âm nhạc

Mĩ thuật

Tin

NN

2

1

17

12

1

1

1

1

1

            2.2. Chất lượng

            2.2.1. Đối với Cán bộ quản lý

            Tổng số: 02 (Trong đó Đại học: 02; Trung cấp lý luận chính trị: 02; Đảng viên: 02;  Quản lý giáo dục: 02)

            2.2.2. Đối với giáo viên

            - Tổng số: 18; nữ 09. Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn: 17/17, tỷ lệ 100% (07 ĐH; 08 CĐ; 02 THSP); Trên chuẩn: 15/17, tỷ lệ   88,2%.

            - Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Xuất sắc 05 (29,4%), Khá 11 (64,7%); Trung bình 01 (5,9%)

            - Số giáo viên là  đảng viên của trường: 09/17, tỷ lệ 52,9%.

Bảng 4 – Số giáo viên giỏi các cấp 5 năm gần đây

Năm học

Cấp trường

Cấp huyện

Cấp tỉnh

Cấp quốc gia

2016-2017

 

4

 

 

2017- 2018

 

 

 

 

2018-2019

 

2

 

 

2019-2020

 

 

 

 

2020-2021

 

1

1

 

            * Ưu điểm

            - Cán bộ quản lý nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo tốt, có uy tín với tập thể.

            - Tập thể sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác.

            - Giáo viên nhiệt tình quan tâm đến việc giáo dục học sinh, được học sinh yêu mến.

            - Có nhiều giáo viên có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy. Có một số giáo viên trẻ nhiệt huyết và năng lực sư phạm tốt. Có giáo viên dạy giỏi đạt thành tích cao.          

- Tỉ lệ giáo viên 1,5 đảm bảo dạy 2 buổi/ngày

* Hạn chế     

            - Một số giáo viên năng lực còn hạn chế nên việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

            - Đội ngũ hàng năm biến động.

            3. Chất lượng giáo dục toàn diện.

Bảng 5 - Thống kê chất lượng đạt trà 5 năm gần đây

 

Năm học

Số HS

đánh giá

 HTT

 HT

HT

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2016-2017

220

 

68

31

66

30

3

1.3

2017- 2018

238

 

68

28.5

70

29.5

2

0.8

2018-2019

238

 

71

30

55

23.1

3

1.2

2019-2020

225

 

85

37.7

55

24.4

2

0.8

2020-2021

211

 

70

33.1

80

38

2

0.9

 

 

Bảng 6 - Thống kê chất lượng học sinh năng khiếu và thi đua 5 năm gần đây

 

Năm học

Tổng số giải

cấp huyện

cấp tỉnh

Ghi chú

2017-2018

7

7

0

2018 – 2019

10

9

01

2019 - 2020

7

7

0

2020-2021

18

14

04

 

            * Ưu điểm: Chất lượng đại trà ổn định, số học sinh giỏi tăng. Chất lượng học sinh năng khiếu ngày một tăng. Các hội thi của thầy và trò đều đạt thành tích cao.

            * Hạn chế: Vẫn còn học sinh yếu, có năm trên 1%. Chất lượng môn Tiếng Anh thấp. Phong trào thi đua chưa ổn định..

            4. Cơ sở vật chất

Bảng 7 - Thống kê tình hình cơ sở vật chất năm học 2020-2021

Hiện trạng

Số lượng

Diện tích (m2)

Ghi chú

Khuôn viên

 

 

 

Khối phòng học

 

 

Khối phòng phục vụ học tập

 

 

- Phòng giáo dục Mĩ thuật

1

 

- Phòng giáo dục Âm nhạc

 

 

- Nhà đa năng

 

 

- Phòng tin học

1

 

- Phòng ngoại ngữ

 

 

- Thư viện

1

 

- Phòng thiết bị giáo dục

1

 

- Phòng truyền thống và HĐ Đội

1

 

Khối phòng hành chính quản trị

 

 

- Phòng Hiệu trưởng

1

 

- Phòng Phó Hiệu trưởng

1

 

- Phòng họp

 

 

- Phòng giáo viên

 

 

- Văn phòng

1

 

- Phòng Y tế

1

 

- Kho

1

 

- Phòng bảo vệ

 

 

- Phòng ăn, nghỉ phục vụ bán trú

 

 

- Nhà vệ sinh dành cho giáo viên

1

 

- Nhà vệ sinh dành cho học sinh

1

 

- Tường rào

 

 

- Hệ thống nước sạch

 

 

- Sân chơi

 

 

- Công trình thể thao

 

 

        + Bể bơi

 

 

        + Sân thể thao

 

 

* Ưu điểm:

            - Cơ sở vật chất trường xây mới khang trang, đảm bảo nhu cầu dạy và học.

            - Khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp, thoáng mát.

            - Trong lớp có các tủ đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học tương đối đầy đủ phục vụ cho các hoạt động dạy và học.

            - Thư viện trường đã Công nhận đạt Thư viện  năm 2016.

            - Phòng học đủ học sinh học 2 buổi/ngày, bàn ghế học sinh 2 chỗ ngồi đúng quy định.

- Diện tích đảm bảo, bình quân 19m2/học sinh. 10 phòng/10 lớp đều kiên cố. Trường có các hạng mục: sân thể thao, nhà vệ sinh, phòng học tin học cơ bản đảm bảo nhu cầu dạy và học.

* Hạn chế:

            - Một số Phòng học bộ môn còn thiếu (phòng Âm nhạc, phòng dạy Mĩ thuật,  phòng Anh Văn, phòng đa năng).

            III. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức.

            1. Điểm mạnh

            - Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương.

            - Trường có Chi bộ nên thuận tiện cho việc lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền thực hiện nhiệm vụ trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

            - Cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn trên chuẩn, đã qua các lớp chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác quản lý.

- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng nỗ trong công tác, có 14/24 giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn ( 58,3%) . Có nhiều giáo viên kinh nghiệm và vận dụng phương pháp linh hoạt sáng tạo trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo tương đối cao, mang tính ổn định.

- Các lĩnh vực khác về tổ chức quản lý tài chính, thanh tra - thi đua, Công đoàn, , Đội thiếu niên trong nhà trường hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.

            - Phối hợp tốt với phụ huynh trong tất cả các hoạt động của nhà trường.

            - Hệ thống phòng học và một số công trình phụ trợ đảm bảo, khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

2. Điểm yếu

- CSVC chưa đảm bảo: còn thiếu các phòng bộ môn, phòng chức năng.

            - Một số giáo viên chưa thích ứng với việc sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

            - Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến các hoạt động của trường.

3. Thời cơ

            - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh.

            - Đội ngũ cán bộ giáo viên được đào tạo cơ bản có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt, đạt trình độ trên chuẩn khá cao (88,2%).

            - Khuôn viên nhà trường đã được quy hoạch theo Đề án nông thôn mới. Diện tích của nhà trường còn đủ để phát triển cơ sở hạ tầng trường học trong giai đoạn mới.

            4. Thách thức

            - TH Tân Mỹ là một trường thuộc xã miền núi trong đề án xây dựng Nông thôn mới. Số trong độ tuổi đi học tiểu học vẫn không tăng từ 220 học sinh (năm 2015) lên 211 học sinh (2020). Vấn đề đặt ra cần tham mưu với địa phương sớm có kế hoạch huy động mọi nguồn lực để đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất và điều kiện dạy học trong giai đoạn tới.

            - Nâng cao chât lượng giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và liên tục được nâng cao.

            - Đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Giáo dục học sinh không chỉ phụ thuộc nhà trường mà là trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

            5. Xác định vấn đề ưu tiên

            - Xây dựng cơ sở vật chất: xây thêm phòng học, nhà hiệu bộ, các phòng chức năng, cải tạo sân chơi, quy hoạch hệ thống cây xanh, tổ chức học sinh học 2 buổi/ ngày 100%.

- Tuyển dụng đủ số lượng, đủ cơ cấu giáo viên, đảm bảo chất lượng, tinh giảm một số giáo viên không đủ năng lực về trước tuổi. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tăng cường bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học; đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh.

            - Chất lượng giáo dục học sinh có sự chuyển biến toàn diện, đặc biệt là rèn kĩ năng sống, kỹ năng học tốt tiếng Việt đối với học sinh DTTS để phát triển năng lực con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

PHẦN II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

            I. Tổng quan

            Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Trường Tiểu học Tân Mỹ là một trường xếp trung bình trong huyện trong những năm 90 của thế kỷ 20 đã dần từng bước vươn lên khẳng định mình. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, luôn giữ vững tập thể Lao động tiên tiến, phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia, xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh trong xã Phong Mỹ nói riêng và toàn huyện Phong Điền nói chung.

            Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn xa hơn nữa nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của ban Lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và học sinh nhà trường. Là căn cứ tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phong Mỹ có hoạch định phát triển nhà trường. Đồng thời là kim chỉ nam trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học hàng năm.

            Xây dựng và triển khai kế hoạch của Trường Tiểu học Tân Mỹ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trường Tiểu học Tân Mỹ cùng các trường tiểu học trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Phong Điền nói chung, địa phương Phong Mỹ nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và của đất nước.

            II. Định hướng phát triển

1. Quy mô số lớp, số học sinh.

Bảng 8 - Dự kiến số lớp, số học sinh giai đoạn 2020-2025

Năm học

Khối 1

Khối 2

Khối 3

Khối 4

Khối 5

Toàn trường

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

Số lớp

Số HS

2020-2021

2

40

2

42

2

41

2

50

2

38

10

211

2021-2022

2

52

2

38

2

42

2

40

2

51

10

223

2022-2023

2

44

2

52

2

38

2

42

2

40

10

216

2023-2024

2

39

2

44

2

52

2

38

2

42

10

215

2024-2025

2

48

2

39

2

44

2

52

2

38

10

221

2. Tầm nhìn: Xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nhà trường có môi trường giáo dục đáng tin cậy, chất lượng; Giáo viên, học sinh luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và xây dựng các điều kiện trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2.

3. Sứ mệnh: Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều được phát triển toàn diện.

            III. Các nhóm phát triển trường giai đoạn 2020 – 2025

            1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục

            1.1. Phát triển giáo dục

            1.1.1. Mục tiêu phát triển giáo dục

            Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, điều chính nội dung dạy học linh hoạt theo đối tượng học sinh trên cơ sở chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát huy năng lực của học sinh. Thực hiện chương trình mới (nếu có)

            Duy trì dạy học 2 buổi/ngày đối với 100% học sinh. Dạy học ngoại ngữ đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 đạt 100%, phấn đấu dạy theo chương trình mới 4 tiết/tuần đối với lớp 3,4,5, dạy 2 tiết /tuần đối với lớp 1,2.  Dạy tin học với học sinh lớp 3,4,5.

Áp dụng hình thức tổ chức, trang trí lớp học theo mô hình trường tiểu học mới (GPE-VNEN), phấn đấu. Tiếp tục áp dụng phương pháp "bàn tay nặn bột" cũng như các phương pháp dạy học mới trong tổ chức dạy học.

Tiếp tục dạy học tích hợp giáo dục kĩ năng sống, tai nạn thương tích, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giáo dục thông qua di sản ... Dạy ATGT, Quyền và Bổn phận trẻ em,

            Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng cao nhất nhu cầu học tập của học sinh. Từ năm 2020 đến năm 2025 có 96,4% học sinh học đúng độ tuổi ở các khối lớp, 98%-99% học sinh hoàn thành chương trình lớp học, 100% hoàn thành chương trình tiểu học. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục đụng độ tuổi mức độ 3.

            1.1.2. Phát triển chất lượng giáo dục

Bảng 9 -  Chỉ tiêu về chất lượng từ năm 2020 đến 2025

Năm học

Sĩ số

HT CT

lớp học

Điểm kiểm tra cuối năm môn Toán, TV

SL

%

9-10 (%)

7-8 (%)

5-6 (%)

<5 (%)

2020-2021

211

209

99,0

40

35

24,7

0,3

2021-2022

223

221

99,1

41

36

22,9