''

Ngày 25 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Kế hoạch » Kế hoạch năm

Nhà trường

Cập nhật lúc : 14:23 19/09/2022  

Kế hoạch năm 2022-2023

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG TH TÂN MỸ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:   /KH-THTM

        Phong Mỹ, ngày 25 tháng 09  năm 2022

 

PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG TH TÂN MỸ

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:   /KH-THTM

Phong Mỹ, ngày 25 tháng 07  năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

Năm học 2022- 2023

 

            I. Căn cứ đề xây dựng kế hoạch:

          - Căn cứ Luật Giáo dục năm 2019 ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020;

          - Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường tiểu học;

          - Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc Ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018;

          - Căn cứ Thông tư 01/TT- BGD&ĐT về việc ban hành hướng dẫn chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo chương trình GDPT 2018;

          - Căn cứ Thông tư 27/2020/TT/BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018;

- Căn cứ Quyết định số 2159/QĐ- BGDĐT ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2022- 2023;

- Căn cứ Quyết định số 1989/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2022- 2023;

Căn cứ công văn số 2284/ SGDĐT – GDPT ngày 31/8/2022, về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2022 – 2023 của Sở GD & ĐT Thừa Thiên Huế;

          Căn cứ Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022- 2023 của UBND huyện Phong Điền;

 Căn cứ Công văn số 414 /PGDĐT-GDTH ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phong Điền về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Tiểu học năm học 2022 – 2023.

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phong Điền và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phong Mỹ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026;

- Căn cứ tình hình đội ngũ; số lượng HS và các điều kiện thực tế của nhà trường;

          Trường Tiểu học Tân Mỹ xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường  năm học 2022- 2023 như sau:

II. Điều kiện thực tế thưc hiện chương trình năm học 2022- 2023:

1.     Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

1.1. Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương:

Xã Phong Mỹ thuộc địa bàn huyện Phong Điền, cách trung tâm huyện 15 km về phía Tây bắc. Là một xã miền núi, gò đồi. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 11.516 ha với 2437 hộ và tổng dân số là 12850 người, được chia thành 9 thôn và 2 bản, gồm thôn Tân Mỹ, Hòa Bắc, Lưu Hiền Hòa, Đông Thái, Phước Thọ, Huỳnh Trúc, Hưng Thái, Phú kinh phường, Phong Thu, Bản Hạ Long, Bản Khe Trăn. Riêng Trường TH Tân Mỹ địa bàn huy động HS  gồm 3 thôn: Tân Mỹ, Hòa Bắc, Lưu Hiền Hòa, và 2 bản: Hạ Long, Khe Trăn.

          Xã thuộc diện xã nghèo, miền núi của huyện. Kinh tế phát triển theo cơ cấu nông nghiệp, lâm nghiệp và thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Đại đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát kịp thời của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; Đảng ủy, UBND xã đã tập trung phát huy lợi thế địa hình của địa phương như trồng cây ăn quả và chăn nuôi, đặc biệt về phát triển trồng rừng, trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, nuôi bò…nên đời sống của nhân dân đã có bước tiến vượt bậc. Số hộ nghèo, cận nghèo giảm, điều kiện sinh hoạt của nhân dân ngày một tốt, chất lượng hơn. Bộ mặt nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực, khang trang hơn.

           Phong Mỹ là địa phương có truyền thống anh hùng cách mạng, xã đã được Nhà nước phong tặng xã Chiến khu Hòa Mỹ. Đặc biệt, đây cũng chính là địa phương có truyền thống hiếu học, đại đa số nhân dân cùng với chính quyền địa phương rất quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

- Sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục:

Đảng ủy và chính quyền địa phương xã Phong Mỹ rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn, cụ thể đối với Trường Tiểu học Tân Mỹ:

 + Quan tâm đầu tư cho trường diện tích 11.768,5 m2 đất đảm bảo tiêu chí của trường TH đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, nằm trung tâm thôn Tân Mỹ, với địa hình cao, thoáng mát thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón học sinh hằng ngày.

+ Hàng năm, tuy điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, song chính quyền địa phương luôn quan tâm đầu tư các hạng mục cho giáo dục như đối với trường UBND xã đã đầu tư làm sân trường, lợp lại các phòng học với nguồn kinh phí từ cấp trên.

          + Quan tâm, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối kết hợp cùng đơn vị trường thực hiện khá hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục; công tác PCGD-XMC, công tác huy động, vận động học sinh ra lớp, chăm sóc và giáo dục học sinh trên địa bàn đạt hiệu quả.

          + Đặc biệt, nhằm chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, UBND huyện, Phòng GD&ĐT; Đảng ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại như đảm bảo 1 lớp/1 phòng học, mỗi phòng học đều được đầu tư ti vi màn hình lớn kết nối máy tính và Internet, bộ đồ dùng dạy học…đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ĐT khi triển khai chương trình GDPT 2018.

- Sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục:

          Nhân dân xã Phong Mỹ những năm gần đây có đời sống tương đối ổn định. Đại đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc học tập của con em và đã phối hợp rất tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

          + Quan tâm cho trẻ đúng độ tuổi đến trường. Đã có sự quan tâm đến việc học tập của con em nên nhiều năm liền nhà trường không có học sinh bỏ học. Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời nên thuận lợi trong việc duy trì sĩ số và công tác PCGDTH-ĐĐT của nhà trường.

          + Đã có chuyển biến tốt về nhận thức trong việc phối hợp cùng nhà trường nghiên cứu, hỗ trợ triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp tiểu học như tham gia góp ý, thống nhất chọn sách giáo khoa, mua đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng, thiết bị học tập cho con em theo danh mục sách đã chọn. Phối hợp nhịp nhàng với nhà trường và giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học tập và rèn luyện nhất là các hoạt động trải nghiệm.

          + Chi hội, Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên sinh hoạt định kỳ, phối hợp với lãnh đạo trường thực hiện việc giáo dục học sinh, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và học sinh tham gia tốt các phong trào trong nhà trường và ngành tổ chức.

 + Đời sống nhân dân có cải thiện nhưng không đồng đều. Học sinh thuộc diệnhọc sinh dân tộc thiểu số, khuyết tật chiếm tỉ lệ khá cao. Nhiều phụ huynh làm ăn xa, để con cho ông bà chăm sóc, điều này ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Một số phụ huynh học sinh còn biểu hiện thiếu quan tâm hoặc không quan tâm việc học tập của con em cho nhà trường nên có tác động không nhỏ đến chất lượng học tập. 

1.2. Những thuận lợi, khó khăn:

- Thuận lợi:

+ Sự nghiệp giáo dục của đất nước luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đảng ta luôn coi sự nghiệp giáo dục là Quốc sách hàng đầu, Nhà nước cũng luôn coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết nhằm tập trung mọi nguồn lực chăm lo cho giáo dục trong đó Nghị quyết số 29/… mang ý nghĩa quyết định đến đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là tiền đề để ngành GD&ĐT thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Chính vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân luôn có nhận thức đúng đắn về vai trò tầm quan trọng trong việc quan tâm đầu tư cho giáo dục. Nhờ vậy, những năm gần đây, môi trường giáo dục đã có những sự thay đổi vượt bậc về mọi mặt, nhất là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. Cũng từ đây, chất lượng giáo dục cũng đã từng bước được nâng lên, sự nghiệp giáo dục của nước nhà cũng đã dần khẳng định mình trong khu vực và quốc tế. Nhất là đã tạo được niềm tin trong đại bộ phận quần chúng nhân dân.

+ Thừa Thiên Huế là vùng đất hiếu học ( Hay có thể nói là đất học), nên dù còn nhiều khó khăn nhưng Cấp ủy và chính quyền tỉnh luôn rất quan tâm, thường xuyên theo dõi, chỉ đạo sát sao cho giáo dục. Vì vậy, giáo dục Thừa Thiên Huế luôn đứng trong tốp đầu cả nước.

+ Trường luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của UBND huyện Phong Điền, sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Phòng GD&ĐT; sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Sự phối hợp, cộng tác của các ban ngành đoàn thể trên địa bàn, hội cha mẹ học sinh. Đặc biệt, công tác xây dựng phòng học mới ở cơ sở chính đã hoàn thiện tạo động lực cho CB,GV,NV và HS trong công tác thi đua dạy tốt, học tốt.

   + Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của trường cơ bản đủ về số lượng, cơ cấu. Có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đoàn kết, có ý thức tổ chức kỉ luật, tôn trọng nghề nghiệp. Có giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp huyện làm nòng cốt nên thuận lợi trong việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.

 + Chất lượng giáo dục đã mang tính ổn định, bền vững, hàng năm đều có HS đạt giải cao trong các hội thi giao lưu HS giỏi, năng khiếu cấp huyện, cấp tỉnh, đã tạo động lực và niềm tin trong nhân dân. Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, chuyên cần, hiếu học giúp giáo viên thêm yêu nghề và có trách nhiệm hơn. Đặc biệt, năm học 2021- 2022trường được UBND huyện công nhận Tập thể Lao động Tiên tiến, đây sẽ là động lực tốt để trường quyết tâm hoàn thành thắng lợi kế hoạch giáo dục năm học 2022- 2023.

- Khó khăn:

          + Xã hội yêu cầu ngày càng cao và toàn diện về chất lượng giáo dục, đặc biệt là yêu cầu về giáo dục đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho HS đòi hỏi nhà trường phải có sự đổi mới mạnh mẽ trên tất cả các mặt nhất là về nhận thức, đổi mới vượt bậc về các điều kiện dạy- học cũng như phương pháp, cách thức tổ chức dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao.

+ Trường thuộc địa phận xã nghèo, miền núi của huyện, toàn xã có 15% hộ dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo. Trên 80% nhân dân có nghề nghiệp chính làm nông nghiệp, khoảng 20% phụ huynh thường đi làm ăn xa ( ngoài tỉnh) gửi con cho ông bà chăm sóc nên việc chăm sóc đầu tư cho giáo dục còn rất hạn chế, công tác huy động xã hội hóa gặp nhiều khó khăn, cha mẹ HS chưa dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của con em, chưa quan tâm đúng mức đến việc phối hợp với nhà trường trong giáo dục HS.

 + Cơ sở vật chất tuy đã được đầu tư trang cấp. Song, vẫn còn thiếu các phòng chức năng.

+ Trình độ GV không đồng đều, một số ít GV năng lực chuyên môn còn hạn chế nên ảnh hưởng đến công tác nâng cao chất lượng dạy học, báo cáo, cập nhật thông tin, còn thiếu giáo viên đứng lớp.

+ Đời sống của người dân còn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai nên việc quan tâm hỗ trợ cho công tác giáo dục chưa nhiều.

          2. Đặc điểm tình hình nhà trường năm học 2022- 2023:

- Địa chỉ: Thôn Tân Mỹ, Xã Phong Mỹ, Huyện Phong Điền, Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ngày thành lập: 1993. Số điện thoại: 0543553144.

- Email: thpdien.tmy@hue.edu.vn

Trường nằm bên tỉnh lộ 11B, địa bàn thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, là vùng miền núi, gò đồi, địa bàn rộng, đường đi của một số thôn còn khó khăn, mật độ dân cư thiếu tập trung, có nhiều chỗ thấp trũng nên thường bị ngập lụt, gây trở ngại giao thông và học tập của học sinh trong mùa mưa bão.

Nhờ truyền thống cách mạng và lao động cần cù, nên đời sống của nhân dân xã Phong Mỹ nói chung và địa bàn các thôn do trường tuyển sinh nói riêng ngày một khá hơn. Từ đó nhận thức về công tác giáo dục trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao.

2.1. Đặc điểm học sinh của trường:

- Quy mô lớp học tính theo năm học 2022- 2023: Toàn trường có 10 lớp/214 HS, 10/10 lớp học 2 buổi/ngày- Tỉ lệ 100%

 

 

-  Cơ cấu lớp học tính theo năm học 2022- 2023:

STT

Khối

Số lớp

Tổng số

HS

Nữ

Tỉ lệ HS/lớp

Ghi chú

1

1

2

46

21

23

Học 2 buổi/ngày

2

2

2

49

23

24

Học 2 buổi/ngày

3

3

2

38

17

19

Học 2 buổi/ ngày

4

4

2

42

20

21

Học 2 buổi/ngày

5

5

2

39

16

20

Học 2 buổi/ngày

TC

5

10

214

97

21

100% học 2b/ngày

          - Tổng số HS được học 2 buổi/ ngày: 214/214 em- đạt tỉ lệ: 100%

- Tổng số học sinh khuyết tật: 07 em. Trong đó, số có hồ sơ khuyết tật theo quy định của Nhà nước: 07 em

          - Tổng số HS có hoàn cảnh khó khăn: 90 em Trong đó, học sinh DTTS: 60 em, Hộ nghèo: 07 em, cận nghèo 09 em.

          - Học sinh học bán trú: Không

          - Tỉ lệ học sinh bình quân trên lớp: 21 em/ 1 lớp

          2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý:

- Đội ngũ CB,GV,NV chưa đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu về tỉ lệ 1,5GV/ 1 lớp( thiếu 01 GV 1:1 và hợp đồng kế toán ). Cán bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình, làm việc khoa học, giám nghĩ giám làm, giám chịu trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo tốt, có uy tín với tập thể. Tập thể sư phạm đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm, tự giác. Giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, có giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh làm nòng cốt, nhiệt tình tâm huyết với nghề nghiệp, được học sinh yêu mến, đa số phụ huynh tín nhiệm. Nhiều GV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

          - Có nhiều giáo viên có bề dày kinh nghiệm giảng dạy, số GV đạt giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh chiếm tỉ lệ 30%. Số giáo viên trẻ nhiệt huyết và năng lực sư phạm tốt. Tuy nhiên, trình độ giáo viên không đồng đều, một số giáo viên trình độ tin học còn rất hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao nên làm ảnh hưởng đến công việc chung của nhà trường.

- Tổng số CB,GV,NV: 22  ( biên chế 24 ) Nữ: 14- Tỉ lệ giáo viên nữ: 58,3%

+ Trong đó, CBQL: 02 ( 01 HT, 01 PHT). GV và GV-TPT Đội: 18. Trong đó: GV 1/1: 12; GV-TPT: 01; GV bộ môn: 05 (Tỉ lệ giáo viên đạt 1,5/ 1 lớp chưa đảm bảo cho việc triển khai dạy học 2 buổi/ ngày). Nhân viên 04 ( Kế toán: 01; Văn thư - thủ quỹ: 01; Thư viện thiết bị: 01; Bảo vệ: 01)

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP: 14; CĐSP: 07; TCSP: 01; SC : 02

( thầy Trần Huy Chương và 01 bảo vệ).

2.3. Cơ sở vật chất, thiệt bị dạy học, điểm trường,..

          Trường đã được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2018 nên về cơ bản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học khá đảm bảo. Tuy nhiên, hiện nay trường còn thiếu các phòng chức năng. Cụ thể như sau:

          Điểm trường chính được tổ chức dạy học cho 10 lớp, gồm lớp 1/1; 1/2; 2/1; 2/2; 3/1; 3/2; 4/1; 4/2; 5/1; 5/2; với 223 HS và học 2 buổi trên ngày 100 % ( 10/10 lớp ).

         

- Tổng số phòng hiện có: 16 phòng. Trong đó: 10 phòng phục vụ dạy học cho 10 lớp.

( Tuy nhiên: có 02 phòng cấp 4 mới sửa lại làm phòng Đội và phòng thiết bị), 04 phòng chức năng ( gồm: 01 phòng hội đồng; 01 phòng hiệu bộ, 01 thư viện, 01 phòng Tin học).

- Khu vệ sinh hiện có: 02 nhà vệ sinh ( Trong đó: 01 nhà vệ sinh GV và 01 nhà vệ sinh HS)

- Cân đối về cơ sở vật chất, phòng học và phòng chức năng đảm bảo triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần có đủ 1 lớp/ 1 phòng học và chưa đảm bảo đủ các phòng chức năng hiện tại còn thiếu:

+ Phòng học: Cần 10 phòng/ 10 lớp. Hiện có: 10 phòng.

+ Phòng chức năng: Cần: 09 phòng. Hiện có: 04 phòng; còn thiếu 05 phòng, gồm: 01 phòng ngoại ngữ; 01 phòng Hát nhạc; 01 phòng Mỹ thuật,01 nhà đa năng và 01 nhà kho.

         *Thống kê tình hình cơ sở vật chất năm học 2022-2023:

Hiện trạng

Số lượng

Diện tích (m2)

Ghi chú

Khuôn viên

1

10.900m2

 

Khối phòng học

10

540

Kiên cố và bán kiên cố 

Khối phòng chức năng

4

 

- Phòng giáo dục Mĩ thuật

0

- Phòng giáo dục Âm nhạc

0

 

- Nhà đa năng

0

 

- Phòng tin học

1

54

Kiên cố 

- Phòng ngoại ngữ

0

 

- Thư viện

1

54

kiên cố

- Phòng thiết bị giáo dục

1

20

Bán kiên cố

- Phòng truyền thống và HĐ Đội

1

20

Bán kiên cố

Khối phòng hành chính quản trị

2

 

- Phòng Hiệu trưởng và PHT

1

54

Kiên cố

- Phòng họp ( Phòng Hội đồng

1

54

 Kiên cố

- Phòng giáo viên

0

 

- Văn phòng

0

 

- Phòng Y tế

1

20

Bán kiên cố

- Kho

1

20

Bán kiên cố

- Phòng bảo vệ

 

 

- Phòng ăn, nghỉ phục vụ bán trú

0

 

- Nhà vệ sinh dành cho giáo viên

1

40

 Bán kiên cố 

- Nhà vệ sinh dành cho học sinh

1

30

 Kiên cố 

- Tường rào

1

400 m

- Hệ thống nước sạch

1

 

- Sân chơi

1

2000m2

- Công trình thể thao

 

 

        + Bể bơi

0

        + Sân thể thao

1

900m2

- Về thiết bị dạy học:

Trường đã được trang cấp và tự bổ sung luôn đảm bảo đủ thiết bị dạy học tối thiểu cho từng lớp. Mỗi lớp đều có đầy đủ đồ dùng dạy học cho GV và đồ dùng học tập cho HS. Đồng thời, mỗi phòng học đều đã được trang bị 1 ti vi màn hình lớn, 1 máy tính kết nối Internet để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Hiện toàn trường đã có 10 phòng học có ti vi kết nối máy tính và mạng Internet để giáo viên ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học. Riêng các khối lớp 1,2,3 thực hiện chương trình GDPT 2018, trường đã được trang cấp đầy đủ thiết bị dạy học đồng bộ. Đồng thời học sinh cũng đã được phụ huynh mua sắm đủ đồ dùng học tập tối thiểu để học tập đảm bảo yêu câu đề ra

Trường cùng đã có 01 thư viện với đầy đủ thiết bị theo quy định và được sự dụng đúng mục đích, đạt hiểu quả cao. Có 01 phòng máy dạy tin với 14 máy tính hoạt động tốt đảm bảo tỉ lệ 2 HS/ 1 máy.

          III. Mục tiêu giáo dục năm học 2022- 2023:

1.     Mục tiêu chung:

- Tiếp thu và tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ, nghiêm túc, đồng thời xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, các Quyết định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT. Thực hiện đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục đào tạo nói chung, Giáo dục Tiểu học nói riêng theo yêu cầu của Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Kế hoạch số 92/KH-UBND ngày 24/4/2020 của UBND huyện Phong Điền về việc triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn huyện Phong Điền thực hiện sách giáo khoa mới cho khối lớp 1, 2, 3; các khối khác tiếp cận để thực hiện đúng lộ trình. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả Thông tư 16/2006 về thực hiện chương trình đối với các khối lớp 4,5.

          - Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp với đơn vị. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử, nâng cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức nhà giáo. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức, phẩm chất, nhân cách, văn hóa truyền thống, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng cho học sinh.

        - Thực hiện hiệu quả chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Thực hiện nội dung dạy học theo hướng tinh giảm, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Thực hiện đúng kế hoạch, chương trình dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh. Từng bước điều chỉnh nội dung dạy học Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành  theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 một cách hợp lí, khoa học  phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh; có sự kế thừa chuyển tiếp một cách sáng tạo, chủ động; tích hợp các nội dung giáo dục vào các môn học và hoạt động giáo dục. Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Tiếp tục thực hiện đúng Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về quy định đánh giá học sinh tiểu học và triển khai thực hiện Thông tư 27/2020/TT/BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới.

- Tăng cường đổi mới công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo, xây dựng nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả công tác trong nhà trường; thực hiện thiết thực, có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng cho học sinh.

- Đẩy mạnh vai trò lãnh đạo hỗ trợ giáo viên, xây dụng nhà trường thành tổ chức học tập. Thực hiện tốt công tác Bồi dưỡng thường xuyên, khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự bồi dưỡng.

- Tích cực đổi mới hơn nữa công tác quản lý, phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá; thực hiện tốt quy chế dân chủ, khuyến khích sự sáng tạo và đề cao vai trò, trách nhiệm, lương tâm, đạo đức của cán bộ quản lí, giáo viên. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí và dạy học. Quản lí, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh, đảm bảo an toàn trường học, chú trọng xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo an toàn cho học sinh trong quá trình đưa đón, tham quan, dã ngoại.

- Đổi mới các hoạt động chuyên môn, thực hiện hiệu quả mô hình quản lý lớp học, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu kế hoạch bài học, tăng cường hoạt động trải nghiệm, thưc hành cho học sinh và tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; bảo đảm các điều kiện và triển khai thực hiện dạy học có hiệu quả môn Tiếng Anh ( từ lớp 1 đến lớp 5 ), Tin học ( từ lớp 3 dến lớp 5 ) trong nhà trường.

- Làm tốt công tác tham mưu với UBND huyện Phong Điền; cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phòng GD&ĐT nhằm sớm hoàn thiện cơ sở vật chất, nhất là các phòng chức năng để đảm bảo hoàn thành công tác kiểm định và kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn Quốc gia trong năm học 2023- 2024.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ truyền thông, tiếp tục tuyên truyền vận động trong nhân dân công tác giáo dục nói chung và giáo dục nhà trường nói riêng. Huy động các nguồn xã hội hóa để xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

2.     Chỉ tiêu cụ thể:

          - Về phẩm chất:

TT

Khối

TSHS

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

%

SL

%

SL

%

1

1

46

31

61,3

 15

33,0

0

0

2

2

49

40

82,0

09

18,0

0

0

3

3

38

33

87,0

05

13,0

0

0

4

4

42

42

100,0

0

0

0

0

5

5

39

34

87,2

05

12,8

0

0

 

Tổng

214

180

84,1

34

15,9

0

0

 

 

- Về năng lực:

TT

Khối

TSHS

Tốt

Đạt

Cần cố gắng

SL

%

SL

%

SL

%

1

1

46

28

61,0

18

39,0

0

0

2

2

49

30

61,0

19

39,0

0

0

3

3

38

30

79,0

08

21,0

0

0

4

4

42

27

64,3

15

35,7

0

0

5

5

39

33

84,6

06

15,4

0

0

 

Tổng

214

144

64,6

79

35,4

0

0

          - Về chất lượng các môn học và các hoạt động giáo dục:

TT

Khối

TSHS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%

1

1

46

25

54,3

18

39,2

03

6,5

2

2

49

28

57,0

21

43,0

0

0

3

3

38

28

74,0

10

26,0

0

0

4

4

42

21

50,0

21

50,0

0

0

5

5

39

31

79,5

08

20,5

0

0

 

Tổng

214

133

62,1

78

36,4

03

1,5

          - Chỉ tiêu về kết quả các hội thi giao lưu học sinh giỏi, năng khiếu:

* Tham gia giao lưu “Giữ vở sạch - viết chữ đẹp”giao lưu học sinh “Viết chữ đẹp”: Thời gian tổ chức tại trường vào tháng 12/2022 và tham gia ở huyện: tháng 01/2022

- Phấn đấu có 10 lớp được công nhận “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp ” cấp trường và trường được công nhận cấp huyện .

- Phấn đấu có từ 6 - 12 học sinh tham gia “ Viết chữ đẹp” đạt giải cấp huyện.

*  Tham gia hội thi “Vẽ tranh trên máy vi tính” cấp huyện và tỉnh: Thời gian tổ chức ở trường: tháng 11/2022, thời gian tham gia cấp huyện: tháng 12/2022, cấp tỉnh tháng 3/2023. Phấn đấu có từ 02-03 em tham gia hội thi “Vẽ tranh trên máy vi tính” đạt giải cấp huyện và 01- 02 học sinh đạt giải cấp Tỉnh.

* Tham gia giao lưu Câu lạc bộ học sinh năng khiếu môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh khối 4&5: Thời gian tổ chức cấp trường: tháng 01/2023, thời gian tham gia ở huyện: tháng 2/2023.

- Phấn đấu để đội tuyển học sinh năng khiếu tham gia giao lưu cấp huyện, cấp tỉnh đều có giải, cụ thể là: 01 đến 02 em đạt giải môn Tiếng Anh cấp huyện, 01 em đạt giải cấp tỉnh; 05 em đạt giải môn Toán cấp huyện, 01 em đạt giải cấp tỉnh; 04 em đạt giải môn Tiếng Việt cấp huyện, 01 em đạt giải cấp Tỉnh.

          IV. Tổ chức các môn học và các hoạt động giáo dục trong năm học.

1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục: ( phụ lục 1.1).

1. Phân phối thời lượng cá