''

Ngày 10 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức » Tin tức giáo dục

Tin tức giáo dục

Cập nhật lúc : 10:08 20/12/2024  

Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2023-2024



PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN MỸ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:    /BC-THTM

Phong Mỹ, ngày 28 tháng 5 năm 2024

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG NHÀ TRƯỜNG

NĂM HỌC 2023- 2024

 
   

Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Căn cứ Thông tư số 11/2020/QĐ/BGD&ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập;

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 4 tháng 9 năm 2020 ban hành Điều lệ trường tiểu học;

Căn cứ Kế hoạch số 74/KH-THTM ngày 28 tháng 9 năm 2024 của trường Tiểu học Tân Mỹ về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 ;

Căn cứ kết quả thực hiện Quy chế dân chủ trong đơn vị năm học 2023-2024, Trường Tiểu học Tân Mỹ  đánh giá kết quả thực hiện quy chế dân chủ năm học 2023-2024 với những nội dung cụ thể sau:

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

1. Đặc điểm tình hình

Năm học 2023-2024 nhà trường có 24 CBGVNV, cụ thể:

Tổng số: CBGVNV: 23. Nữ: 15. Trong đó:  

+ CBQL:          2              Nữ:    0

+ Giáo viên : 17              Nữ:  13

+ Nhân viên:              2              Nữ:    2

+ HĐ bảo vệ:    1             Nữ :   0

- Trình độ đào tạo:

+ Đại học:      19              Nữ: 13

+ Cao đẳng:      4              Nữ: 2

+ Khác: (BV):   1              Nữ: 0

- Đảng viên:  14              Nữ: 10

- Chi bộ nhà trường gồm có 14 đảng viên, số đảng viên chính thức là 14 người. Chi bộ chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị và quản lý đảng viên đảm bảo theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuối năm 2024, 100% đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, 02 đồng chí xếp loại Xuất sắc. Chi bộ được công nhận Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tập thể cán bộ, giáo viên, Nhân viên của nhà trường có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với mục tiêu, lý tưởng của đảng. Đảng viên chi bộ trường nghiêm túc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, mạnh dạn trong đấu tranh phê và tự phê. Nhà trường thực hiện tốt chủ đề của ngành, đánh giá sát chất lượng của học sinh. Mỗi cá nhân đều có kế hoạch tự học tập và rèn luyện theo “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

 - Nhà trường có đầy đủ các tổ chức đoàn thể, có các hội đồng tư vấn và các tổ chuyên môn, gồm 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng.

          - Toàn trường có 10 lớp chia ra thành 5 khối, mỗi khối 2 lớp gồm khối 1, khối 2, khối 3 , khối 4, khối 5 số HS là 234/112 em.

2. Quá trình triển khai thực hiện qui chế dân chủ

Nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện dân chủ trong trường. Cụ thể là:

- Chi bộ nhà trường đã tổ chức cho CBGVNV bàn bạc và xây dựng quy chế dân chủ theo Quyết định số 50/QĐ-THTM ngày 25/09/2023.

- Chi bộ, nhà trường đã tuyên truyền phổ biến những quy định về quyền và nghĩa vụ đến 100% CBGVNV được biết, những vấn đề liên quan đến lợi ích và đời sống của CBGVNV. Có chế độ và hình thức báo cáo công khai trước tập thể trường về các công việc của trường như: Việc sử dụng công quỹ, tài sản, việc thu chi tài chính, quyết toán các công trình sửa chữa nhỏ, công tác khen thưởng,…

- Nhà trường đã thực hiện trên tinh thần nghị quyết Hội nghị CBVC đầu năm và các hình thức tuyên truyền để CBGVNV  được bàn bạc tham gia ý kiến vào các chủ trương, kế hoạch và nhiệm vụ của trường. Kết quả ý kiến đóng góp đã được xem xét, cân nhắc để Hiệu trưởng quyết định. Trong năm học qua, thông qua các đoàn thể, ban TTrND để giám sát hoạt động của trường, kết quả giám sát điều được lãnh đạo nhà trường tiếp thu nghiêm túc.

- Đã xây dựng được một số các quy định như quy định sử dụng tài sản công, thiết bị điện, quy tắc ứng xử trong nhà trường… Đã tổ chức ban hành các văn bản mang tính chất sử dụng lâu dài.

Tồn tại: Hệ thống các quy định chưa hoàn thiện, một số CBGVNV còn có thái độ chưa nhiệt tình, làm theo hình thức. Thời gian phổ biến, tuyên truyền các văn bản, chỉ thị, nghị quyết còn hạn chế .

3. Việc tổ chức tuyên truyền thực hiện qui chế dân chủ

Nhà trường đã phổ biến đến tất cả CBGVNV Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc Ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 11/2020/QĐ/BGD&ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.

- Trưởng các bộ phận, các đồng chí trong ban chỉ đạo thường xuyên tuyên truyền trong tổ về việc thực hiện qui chế dân chủ, đồng thời báo cáo cho lãnh đạo nhà trường biết việc triển khai, tiến độ thực hiện, cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dân chủ để kịp thời xử lý.

- Nhà trường đã phổ biến và quán triệt việc thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan, đồng thời tăng cường phổ biến pháp luật đối với CBGVNV và học sinh, công tác pháp chế được trú trọng.

Kết quả đạt được:

+ Cán bộ, công chức, viên chức hiểu rõ hơn về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình như: Những điều CBCCVC được biết, những điều được tham gia góp ý, những vấn đề CBCCVC không được làm. Và từ đó họ sẽ thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình.

+ Cán bộ, công chức, viên chức biết rõ hơn về trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan để họ có thể giám sát tốt hơn đối với hiệu trưởng trong việc thực hiện trách nhiệm của mình. Những việc chưa tốt thì cán bộ, công chức, viên chức có thể kiến nghị thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, hộp thư góp ý hoặc thông qua các hội họp định kỳ.

+ Thực hiện tốt vai trò lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của chi bộ đối với các tổ chức, đoàn thể và nhà trường.

+ Dân chủ đảm bảo phải đi đôi với nề nếp, kỷ cương. Dân chủ phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

4. Vai trò và trách nhiệm của chi ủy, chính quyền và các đoàn thể

- Chi bộ nhà trường đã nhận thức rõ việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường là gắn với xây dựng hệ thống chính trị tại cơ sở, cũng như thực hiện có hiệu quả nhất là những quy định của luật giáo dục theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của trường thông qua các hình thức dân chủ, đảm bảo cho CBGVNV được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến, tham gia vào sự phát triển chung của nhà trường. Đồng thời, việc thực hiện dân chủ trong trường cũng nhằm phát huy quyền làm chủ CBGVNV, phụ huynh và học sinh, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Hàng tháng chi bộ có kế hoạch chỉ đạo chung các hoạt động của nhà trường và các đoàn thể, kế hoạch được triển khai đến từng tổ chức và chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện, hàng tháng công đoàn nhà trường nộp báo cáo về chi bộ theo định kì.

- Cuối học kì I, cuối năm tổ chức tổng kết các tổ chuyên môn góp ý cho CBGVNV đặc biệt là cán bộ Đảng viên.

- Việc thực hiện dân chủ trong trường đã thể hiện sự lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong trường.

- Đảng viên luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện dân chủ trong trường, nghiêm túc trong việc tự phê bình và phê bình. Thực hiện dân chủ trong quy hoạch, bố trí cán bộ trong sinh hoạt đảng lắng nghe ý kiến kiến đóng góp của quần chúng về xây dựng tổ chức đảng, góp ý cho cán bộ đảng viên.

- Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lí toàn bộ các hoạt động của trường, cụ thể hóa các quy chế, quy định và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường. Lãnh đạo trường đã gắn chặt việc thực hiện quy chế dân chủ với luật CC,VC, pháp lệnh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, công khai dân chủ trong việc thực hiện các chủ trương của trường.

- Các đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của trường, phát huy vai trò làm chủ của CBGVNV  tạo môi trường làm việc trong sáng, lành mạnh.

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ

1. Công tác sinh hoạt, công khai kế hoạch.

- Thực hiện chế độ hội họp (sinh hoạt chi bộ) theo đúng định kì, hàng tháng tổ chức họp hội đồng 1 lần, sinh hoạt chuyên môn 1 lần, tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần/tháng; họp GVCN lớp 4 lần/tháng; họp liên tịch 2 lần/tháng.

- Việc triển khai kế hoạch năm học: Nhà trường đã tổ chức xây dựng kế hoạch chỉ đạo các  tổ chuyên môn thảo luận đóng góp ý kiến trước khi triển khai, kế hoạch năm được thông qua trong hội nghị CBVC, quá trình triển khai và thực hiện phát huy được tính dân chủ trong cơ quan, nhiều CBGVNV đóng góp ý kiến thẳng thắn, kế hoạch năm học được nhà trường chỉnh sửa và bổ sung kịp thời phù hợp với kế hoạch của ngành và tình hình thực tế của nhà trường.

- Kế hoạch tháng được xây dựng dựa trên cơ sở kế hoạch năm và bám sát kế hoạch của phòng giáo dục chỉ đạo, kế hoạch tháng được thống nhất trong chi bộ, ban giám hiệu sau đó lấy ý kiến của CBGVNV trong khi họp hội đồng hàng tháng tổ chức đánh giá tháng trước và triển khai kế hoạch tháng tiếp theo.

- Các kế hoạch liên quan đến tổ chuyên môn và các đoàn thể được trưởng các bộ phận triển khai kịp thời phù hợp với thời gian thực hiện, các kế hoạch được duyệt trước khi triển khai và có ghi chép cụ thể trong sổ sinh hoạt.

- Về triển khai công văn: CBQL, công đoàn triển khai đầy đủ trước toàn thể hội đồng các loại công văn của cấp trên, thường xuyên nhắc nhở CBGVNV trong quá trình thực hiện, đặc biệt các công văn liên quan đến tài chính, chuyên môn, các chế độ chính sách cũng như giáo dục pháp luật.

- Việc mua sắm các tài sản lớn của nhà trường đều được đưa ra bàn bạc trong chi bộ, CBQL, lấy ý kiến và công khai trước tập thể, do đó tất cả CBGVNV điều được biết và giám sát. Giá cả mua sắm, nơi mua sắm đều được công khai, tạo điều kiện cho CBGVNV giám sát.

- Các kế hoạch mà nhà trường xây dựng đều được công khai minh bạch, kế hoạch phối hợp với công đoàn được hưởng ứng tích cực và hoạt động có hiệu quả.

2. Công tác chính trị tư tưởng và đạo đức tác phong và thực hiện ph&aac việc tổ chức hội họp không cần thiết, tăng cường đối thoại và tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ.

- Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở mà nhà trường đã phát huy được tiềm năng, trí tuệ của tập thể trong việc tham gia xây dựng nhà trường và các tổ chức đoàn thể ngày càng vững mạnh.

- Xây dựng tốt khối đoàn kết nội bộ trong cơ quan. Mở ra một cơ chế trao đổi thẳng thắn, bình đẳng, dân chủ và xây dựng trong góp ý, phê bình đối với cán bộ, công chức, viên chức.

6. 2. Khuyết điểm

- Tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình tuy đã có chuyển biến nhưng chưa thật sự rõ nét và hiệu quả của hoạt động này còn hạn chế.

- Chưa cập nhật một cách kịp thời những thông tin mới, những thay đổi mới có liên quan.

6. 3. Nguyên nhân

Một số giáo viên ngại va chạm, chú trọng thực hiện hiện công việc chuyên môn do bản thân phụ trách, chưa thực sự quan tâm đến mọi hoạt động chung trong nhà trường.

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

- Để đảm bảo việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ trong đơn vị, trước hết Ban chi ủy, CBQL nhà trường phải có quan điểm, tư tưởng đúng đắn, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải kịp thời trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế dân chủ để phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của trường.

- Chi bộ và Đảng viên phải luôn gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện dân chủ trong trường, nghiêm túc trong việc tự phê bình và phê bình. Đồng thời xác định rõ được việc thực hiện quy chế dân chủ phải gắn liền với việc xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Gắn kết việc thực hiện quy chế dân chủ với pháp lệnh cán bộ, giáo viên, nhân viên, pháp lệnh chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, cải cách hành chính, công khai dân chủ trong thực hiện các chủ trương ở trường.

- Một trong những hình thức phát huy tính dân chủ trong trường và gắn liền với việc xây dựng hệ thống chính trị là việc công khai hoá các hoạt động trong trường, đặc biệt là công khai về tài chính, chế độ chính sách.

- Công tác tổ chức thực hiện quy chế dân chủ phải đồng bộ, rộng khắp và thường xuyên, đã tạo ra những mô hình, hình thức sinh hoạt mới, thiết thực nhằm nâng cao ý thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong việc thực hiện quy chế dân chủ. 

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2024-2025

1. Tiếp tục duy trì, phát huy quyền dân chủ của CBGVNV và học sinh trong nhà trường.

2. Bổ sung quy chế hoạt động, quy chế làm việc, kiện toàn bộ máy của nhà trường, phân công trách nhiệm cho từng cán bộ đảng viên, giáo viên để thực hiện tốt nhiệm vụ học năm học 2024– 2025.

3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho năm học 2024-2025.

4. Thực hiện nghiêm các quy định trong Thông tư số 11/2020/QĐ/BGD&ĐT ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Bộ GD&ĐT về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập

5. Qua hội nghị CBCCVC đầu năm xây dựng nghị quyết hoạt động, kiện toàn ban thanh tra nhân dân.

6. Thông qua sinh hoạt chi bộ, làm tốt công tác tự phê bình và phê bình, chống mọi biểu hiện bè phái, cục bộ, chống các biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, lãng phí,…

7. Thực hiện đăng ký thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024-2025.

8. Tổ chức đánh giá chất lượng học sinh, xếp loại đánh giá công chức, viên chức nghiêm túc, công bằng, công khai, chú trọng công tác khen thưởng, khắc phục những mặt tồn tại trong năm 2024-2025.

Trên đây là kết quả thực hiện quy chế dân chủ năm 2023-2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024-2025 của trường Tiểu học Tân Mỹ, nhà trường báo cáo đến toàn thể CBGVNV biết để thực hiện./.

 

           Nơi nhận:                                                                                       HIỆU TRƯỞNG

- Thành viên Hội đồng trường;                                                                  

- Toàn thể CBGVNV;

- Lưu: VT.                                     

             Lê Y

       

Số lượt xem : 1

Chưa có bình luận nào cho bài viết này

Các tin khác